Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Công ty đơn vị SETUP SIÊU THỊ MINI Trọn gói, chuyên nghiệp - ISAAC GROUP

Công ty đơn vị SETUP SIÊU THỊ MINI Trọn gói, chuyên nghiệp - ISAAC GROUP

Công ty Setup Siêu Thị Mini ISAAC GROUP là đơn vị #1 tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, mở siêu thị mini giúp cho đối tác tối ưu vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh mô hình bán lẻ siêu thị.

Công ty setup siêu thị ISAAC


TẠI SAO NÊN THUÊ DỊCH VỤ SETUP SIÊU THỊ MINI TRỌN GÓI

Là người mới, chưa có kinh nghiệm kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thường sẽ khó tránh được những kinh nghiệm cần có trong quá trình setup cửa hàng bán lẻ cũng như kinh doanh. 

Việc sử dụng dịch vụ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini sẽ giúp cho đối tác có cái nhìn tổng quan hơn mô hình kinh doanh của mình, hỗ trợ cho đối tác xuyên suốt quá trình setup cũng như kinh doanh của mình.

Sử dụng dịch vụ từ đơn vị, công ty cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đối tác sẽ nhận được:

* Siêu thị mini chuyên nghiệp khác biệt so với các cửa hàng khác.

* Thiết kế, nhận diện thương hiệu

* Layout siêu thị chuyên nghiệp

* Tư vấn xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị mini

* Phân bổ ngành hàng, nhóm ngành hàng một cách tối ưu, phù hợp

* Xây dựng quy trình setup siêu thị mini bài bản

* Xây dựng quy trình và huấn luyện đào tạo quy trình hoạt động siêu thị.

* Lên kế hoạch tổ chức khai trương siêu thị mini hiệu quả

* Marketing kéo khách hàng tới cửa hàng hiệu quả

* Đào tạo các nghiệp vụ quản lý và  kinh doanh siêu thị mini

ĐỐI TÁC CÓ NHU CẦU SETUP SIÊU THỊ MINI CẦN NHỮNG GÌ


* Mặt bằng kinh doanh siêu thị mini

* Vốn đầu tư kinh doanh siêu thị mini của mình

* Đam mê kinh doanh bán lẻ mô hình siêu thị 

* Thời gian trong quá trình cửa hàng

Để sử dụng dịch vụ thì đối tác cần phải đầu tư một khoản chi phí để thuê đơn vị công ty dịch vụ setup siêu thị mini.

QUY TRÌNH HỢP TÁC SETUP SIÊU THỊ MINI

Bước 1: Tìm hiểu nhau

Đơn vị có nhu cầu sử dụng cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini cần phải trao đổi trước một số thông tin cơ bản trước khi vào bước 2 trao đổi cụ thể trực tiếp bao gồm:

* Mô hình kinh doanh

* Địa điểm khu vực mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

* Vốn đầu tư kinh doanh cửa hàng

* Lợi thế trong kinh doanh

* Bảng giá dịch setup siêu thị mini

Bước 2: Khảo sát mặt bằng 

Sau khi sơ bộ nắm bắt tinh thần hợp tác, hai bên sẽ hẹn gặp để công ty setup siêu thị mini khảo sát mặt bằng kinh doanh cho đối tác và lên phương án báo giá setup siêu thị mini cụ thể, cũng như tiến độ thi công.

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Hai bên thống nhất lại và ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp và sử dụng dịch vụ setup siêu thị mini.

Bước 4: Thực hiện quy trình setup siêu thị mini

Công ty sẽ gửi tài liệu liên quan tới kế hoạch, phân bổ hàng hóa, quy trình setup khai trương, marketing (bao gồm cả bộ nhận diện thương hiệu)

Đối tác và công ty setup siêu thị sẽ cùng thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện hoàn thiện cửa hàng. 

Bước 5: Kết thúc hợp đồng

Sau khi setup hoàn thiện siêu thị mini, hai bên sẽ thống nhất lại và làm thủ tục kết thúc hợp đồng. 

SỬ DỤNG DỊCH VỤ SETUP SIÊU THỊ ĐỐI TÁC SẼ NHẬN ĐƯỢC GÌ

1. Mô hình siêu thị mini chuyên nghiệp

Chắc chắn để có được một mô hình siêu thị mini bài bản, chuyên nghiệp đối với những người mới chưa có kinh nghiệm là điều gần như không thể. 

Chỉ có cách nhờ hoặc thuê dịch vụ từ những cá nhân, đơn vị đã có kinh nghiệm trong quá trình setup cũng như quản lý kinh doanh mô hình bán lẻ. 

Để có được một mô hình siêu thị mini chuyên nghiệp cần phải đồng bộ rất nhiều yếu tố: 

* Bộ nhận diện thương hiệu

* Thiết kế, layout quầy kệ

* Chất lượng nhân sự

* Quy trình hoạt động kinh doanh

* Marketing bài bản

2. Phân bổ ngành hàng, xây dựng mô hình kinh doanh

Việc xây dựng được mô hình kinh doanh chính là chiến lược của doanh nghiệp bán lẻ, trong trường hợp đi sai hướng hoặc không thực hiện một cách ĐÚNG - CHUẨN thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới vốn đầu tư cũng như hiệu quả kinh doanh của siêu thị sau này.

Nhưng với những người có kinh nghiệm như chúng tôi - đơn vị công ty cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini, với nhiều năm kinh doanh, cũng như quản lý và setup cho nhiều cửa hàng, chuỗi hệ thống siêu thị mini sẽ giúp cho đối tác có thể xây dựng được mô hình kinh doanh tối ưu.

3. Tối ưu vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí khởi nghiệp

Hàng hóa: Việc lựa chọn các mặt hàng tạp hóa, siêu thị mini bán chạy, sẽ giúp cho đối tác tiết kiệm được cực kỳ nhiều sản phẩm RÁC (tức là các sản phẩm nằm chết trên kệ hàng không bán được), đó chính là một trong yếu tố quan trọng giúp cho đối tác tối ưu được nguồn vốn kinh doanh. 

Cơ sở vật chất: Ngoài ra với việc tư vấn đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất cần thiết, phù hợp, không đầu tư một cách lãng phí không cần thiết, giúp cho đối tác tiết kiệm vốn cũng như chi phí khấu hao tài sản cố định sau này. 

Chi phí khởi nghiệp: Không ai khởi nghiệp kinh doanh mà không mất học phí cho quá trình khởi nghiệp của mình, Việc được chúng tôi tư vấn một cách chi tiết, khoa học chắc chắn giúp cho đối tác tiết kiệm được tối thiểu 30% chi phí khởi nghiệp, những vấp ngã mà người mới hay gặp phải. 

4. Quản lý, quản trị kinh doanh siêu thị mini

Setup siêu thị mini hoàn thiện và bắt đầu đưa vào hoạt động chỉ là khởi đầu, nhưng việc vận hành kinh doanh mô hình sau này mới là cả vấn đề lớn. 

Với việc xây dựng được quy trình quản lý vận hành và quản trị hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho đối tác hoàn toàn có thể chủ động được trong quá trình kinh doanh của mình cũng như thích nghi một cách tốt nhất với cạnh tranh xu hướng thị trường.




CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ISAAC

VPĐD Hà Nội: Phòng 501, tầng 5, tòa nhà 813 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội

VPĐD HCM: Lô C27, Đường N7, KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM

Mail: setupisaac@gmail.com

Web: https://isaac.vn

Hotline0332.218.218 – 0392.218.218


Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Xu hướng mua sắm tại siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đang tăng đáng kể

Xu hướng mua sắm tại siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đang tăng đáng kể

Người tiêu dùng đang dần lựa chọn mua sắm tại siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thay bởi chợ, cửa hàng tạp hóa truyền thống. 
Người dân ngày càng mua sắm tại siêu thị nhiều hơn

Báo cáo mới nhất của Nielsen - Công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu về xu hướng mua hàng cho thấy, người mua hàng Việt Nam ngày nay đã dần ít đi vào chợ truyền thống, thay vào đó họ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cửa hàng thuốc tây hiện đại và cửa hàng tạp hóa thường xuyên hơn. Báo cáo cũng đã chỉ ra rằng, số lượng lượt đi mua sắm đến các cửa hàng này vào năm 2018 tương đối cao hơn so với năm 2010.

Người mua hàng Việt Nam thích mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.
Theo Nielsen, 2018 là năm thay đổi chưa từng có cho kênh thương mại hiện đại. Mặc dù kênh truyền thống bao gồm chợ vẫn chiếm ưu thế ở Việt Nam, nhưng kênh hiện đại đã và đang đạt được nhiều cột mốc ấn tượng. Từ năm 2012, số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng gần gấp 4 lần và siêu thị mini dẫn đầu về tốc độ khai trương cửa hàng trong 9 tháng đầu năm 2018.

“Các cửa hàng chuyên bán sản phẩm chăm sóc cá nhân và các cửa hàng thuốc hiện đại cũng đã mở rộng nhanh chóng, tăng gấp đôi trong 2 năm qua. Các nhà bán lẻ kênh thương mại hiện đại tiếp tục mở rộng và đầu tư vào việc cải thiện hệ thống cửa hàng để thu hút nhiều người mua hàng hơn nên triển vọng của kênh này trong tương lai sẽ còn được đẩy mạnh hơn nữa”, báo cáo của Nielsen nêu rõ.

Cũng theo số liệu đo lường bán lẻ của Nielsen, doanh thu của mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của kênh thương mại hiện đại ở khu vực thành thị đạt mức tăng trưởng lên đến 2 con số 11,3% trong quý 2 năm nay, vượt trội hơn so với kênh truyền thống chỉ tăng 1,6%.

Từ quan điểm của người mua hàng, Nielsen nhận định, sự thay đổi trong cơ cấu kênh thương mại hiện đại sẽ mang lại thay đổi tích cực cho người mua hàng Việt Nam vì người hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn để mua sắm.

Ông Gaurang Kotak, Trưởng bộ phận nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Nielsen Việt Nam nhận định, có nhiều yếu tố thúc đẩy sự thay đổi trong cơ cấu kênh thương mại hiện đại. Trong đó, sự dễ dàng, kinh tế và mối quan tâm về sức khỏe và an khang có thể là những yếu tố ảnh hưởng chính đến hành vi của người mua hàng.

Ông Gaurang Kotak phân tích, trước hết, khi người mua hàng ở thành thị có ít thời gian hơn, làm việc ở các thành phố đông đúc, phải đối mặt với tắc nghẽn giao thông và sống xa nơi làm việc của họ, họ cần các giải pháp và sản phẩm tiện lợi có thể giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn.

Tiếp theo, với mối quan tâm lớn về nền kinh tế và sự ưu tiên hàng đầu cho việc tiết kiệm, người tiêu dùng đã tập trung hơn vào việc giảm thiểu lãng phí. “Bằng cách thường xuyên mua ít mặt hàng hơn, chúng sẽ giảm số lượng sản phẩm dễ hư hỏng. Ngoài ra, thay vì phải trả tiền một lần để mua số lượng lớn, họ quản lý chi phí bằng cách thường xuyên chi tiêu với nhiều lần chi tiền ít lại”, ông Gaurang Kotak nói.

Nhận định của ông Gaurang Kotak còn khẳng định, không có gì ngạc nhiên khi sức khỏe và sự an khang trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng ở Việt Nam, vì nó đã được đề cập như là yếu tố quan trọng trong vài năm nay. Do vậy, người mua hàng ngày nay có thể tìm thấy các sản phẩm chất lượng cao hoặc thương hiệu đáng tin cậy trong các loại hình cửa hàng này.

Đặc biệt vào dịp tết cổ truyền, các siêu thị thường xuyên diễn ra cảnh người dân xếp hàng để mua sắm và thanh toán, trong khi đó các cửa hàng tạp hóa lại khá vắng khách. 

Nguồn: https://vietnambiz.vn
Kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ở nông thôn đang là xu hướng đầu tư đúng hướng trong ngành hàng bán lẻ tại Việt Nam, bởi với mô hình kinh doanh bán lẻ này ở nông thôn mà áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm phù hợp cơ hội thành công là rất cao. 


Kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

1. Xu hướng 

Đầu tư kinh doanh mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ở nông thôn đang đúng trend (xu hướng) trong kinh doanh siêu thị nói riêng và bán lẻ nói chung. 

Trào lưu mua sắm tại siêu thị ở vùng quê, nông thôn đang lan tỏa từ những diễn biến tại các thành phố lớn, cùng với đó điều kiện kinh tế ở các vùng nông thôn cũng đang phát triển mạnh mẽ, thay da đổi thịt hàng ngày. 

Điều tác động mạnh mẽ nhất đối với xu hướng kinh doanh siêu thị mini ở nông thôn chính là tâm lý tiêu dùng, người tiêu dùng tại các vùng quê dần dần đã phá vỡ rào cản nghĩ mua hàng hóa tại siêu thị là giá cao. 

Với việc nguồn hàng cung cấp hàng hóa đươc phủ rộng tại các vùng quên, nông thôn, người kinh doanh cũng hoàn toàn tìm kiếm và nhập được các sản phẩm mà tại các cửa hàng ở thành phố lớn đang bày bán với giá thành giống nhau. 
Mở siêu thị mini ở nông thôn

2. Sức mua sắm ngày càng tăng cao

Thế hệ mua sắm, tiêu dùng chính đang dần thay đổi, ngày nay nhóm tiêu dùng chính đa phần thuộc nhóm lứa tuổi từ 25-45 tuổi, chủ yếu thuộc thế hệ mới, được tiếp cận với những văn hóa, tư duy mới so với thế hệ phụ huynh trước đây. 

Nhóm đối tượng này chủ yếu là dân công sở, lao động, và có học thức cao hơn so với thế hệ trước. Với việc tiếp cận với thông tin xã hôi, tư duy tích cực và mới, từ đó cũng hoàn toàn áp dụng vào tâm lý tiêu dùng mua sắm. Họ mua sắm online nhiều hơn, tiếp cận với các mô hình kinh doanh hiện đại nhiều hơn, tác động trực tiếp sức tiêu dùng, mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại trong đó có mô hình siêu thị, siêu thị mini.

3. Cạnh tranh thấp 

Mở siêu thị mini tại các vùng nông thôn sẽ không bị ảnh hưởng tính cạnh tranh cao như các vùng thành thị, bởi trong ngắn hạn thì các mô hình chuỗi, siêu thị quy mô lớn vẫn đang tập trung phát triển và đầu tư mở siêu thị, hệ thống chuỗi siêu thị mini tại các khu vực phát triển trước. 

Từ đó để chúng ta nhìn thấy việc trong cạnh tranh kinh doanh bán lẻ, các mô hình kinh doanh địa điểm ở các vùng nông thôn sẽ ít ảnh hưởng nặng nề hơn so với các khu vực tại thành phố. 

4. Kinh nghiệm mở siêu thị mini ở nông thôn

a. Mô hình hiện đại, chuyên nghiệp
Sự khác biệt lớn nhất giữa cửa hàng tạp hóa với siêu thị mini là sự hiện đại, chuyên nghiệp trong hình ảnh, quản lý vận hành. Đây chính là cơ hội để các nhà đầu tư, kinh doanh tạo được lợi thế cạnh tranh so với các mô hình kinh doanh tạp hóa truyền thống. 

Một số điểm nhấn để tạo sự khác biệt
* Giá kệ siêu thị: Nên mua giá kệ siêu thị bởi các đơn vị chuyên cung cấp, hạn chế dùng kệ siêu thị tự đóng, bởi đa phần các cửa hàng ở nông thôn hay dùng kệ tự đóng, muốn có mô hình kinh doanh hiện đại thì nên có sự khác biệt ngay từ giá kệ trưng bày hàng hóa.

* Phần mềm bán hàng: Phần mềm bán hàng không chỉ đơn thuần hỗ trợ trong công việc quản lý hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận, mà nó tác động trực tiếp tới sự an tâm của người tiêu dùng. Tâm lý người tiêu dùng nói chung muốn mua sắm tại các địa điểm kinh doanh mà họ cảm thấy min bạch về giá bán, bởi nhiều cửa hàng ở quê giá bán sản phẩm theo tùy từng khách, khách dễ tính có khi bị mua giá sản phẩm cao hơn so với các vị khách khác. 

* Nhận diện thương hiệu: Tiếp theo là yếu tố hình ảnh. Mô hình siêu thị mini ở nông thôn cần lưu ý hơn trong việc tạo dựng hình ảnh, thương hiệu của mình tốt hơn bao gồm: Biển bảng, nhận diện thương hiệu bên trong siêu thị với những trang trí bắt mắt. 

* Trưng bày hàng hóa chuẩn siêu thị: Đa phần các cửa hàng tạp hóa đều trưng bày hàng hóa khá bừa bộn, và lộn xộn. Việc cần thiết để siêu thị mini kinh doanh ở nông thôn chính là phải khắc phục được nhược điểm đó. Trưng bày hàng hóa chuẩn theo siêu thị, khoa học, bắt mắt và đương nhiên tác động trực tiếp tới thị giác của khách hàng, giúp doanh số bán hàng được tăng lên.

b. Tập trung hàng hóa thiết yếu, phổ thông
Phần này tập trung kiến thức nói về mô hình siêu thị mini ở nông thôn vẫn cần phải tập trung mạnh mẽ vào hàng tiêu dùng thiết yếu, phổ thông. Bởi dù xu hướng mua sắm đang tích cực hướng ngoại, nhưng tệp đối tượng khách hàng tập trung vẫn là những người có thu nhập phổ thông, số lượng khách hàng mua sắm các loại sản phẩm cao cấp, sang trọng vẫn ít. 

Hiểu ngắn gọn là những tinh túy của mô hình tạp hóa thì dù là mô hình hiện đại đến mấy đó chính là hàng hóa thiết yếu, phổ thông các mô hình siêu thị mini ở nông thôn vẫn cần phải duy trì và tập trung. 

C. Mở rộng hàng hóa mới, lạ phù hợp
Điểm nhấn tiếp theo giữa mô hình siêu thị mini so với cửa hàng tạp hóa tại nông thôn đó chính là hàng hóa. Tại các mô hình siêu thị mini thì hàng hóa đa dạng hơn, với những sản phẩm mới, lạ hơn. Nhưng vẫn phải đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.

Tâm lý chung của các cửa hàng tạp hóa truyền thống là ngại nhập các sản phẩm mới bởi tính rủi ro cao, lo sợ hàng hóa sau này không bán được sẽ dẫn đến việc cận, hết date, rủi ro trong kinh doanh. Nhưng đó chính là cơ hội của các mô hình siêu thị mini, những người chủ đa phần là trẻ tuổi, được tiếp cận với công nghệ, kiến thức kinh doanh siêu thị tốt hơn, và táo bạo hơn trong kinh doanh sẽ mạnh dạn bổ sung những sản phẩm mới, lạ nhằm gia tăng thêm lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

d. Dịch vụ kinh doanh tốt hơn
Dịch vụ kinh doanh siêu thị khá rộng, nhưng dễ hình dung là sự thỏa mãn cho khách hàng, từ hình ảnh cửa hàng, hàng hóa, chất lượng nhân viên bán hàng tốt hơn. Đây chính là một trong yếu tố quan trọng tạo lên sự khác biệt cũng như lợi thế cạnh tranh cho mô hình siêu thị mini ở nông thôn.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini Thành Công

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini Thành Công

Để mở cửa hàng tạp hóa, setup siêu thị mini kinh doanh thành công là cả câu chuyện, vấn đề lớn mà người kinh doanh cần phải có một hệ thống kiến thức, kinh nghiệm để có thể đáp ứng được những tiêu chí cần thiết trong quá trình kinh doanh. 

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

I. Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì là câu hỏi mà các chủ cửa hàng tương lai thắc mắc khi bắt đầu có ý định mở tiệm tạp hóa.

Bạn có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể, thủ tục như sau:

1. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

2. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:

- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

- Ngành, nghề kinh doanh;

- Số vốn kinh doanh;

- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này;

- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

4. Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp và Sở chuyên ngành.

Lưu ý: Đối với cửa hàng tự sản xuất hàng hóa để bán thì cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho những mặt hàng mà bạn sẽ cung cấp ngoài thị trường. Cục sở hữu trí tuệ việt nam sẽ quản lý thông tin những mặt hàng này và bảo hộ bản quyền của bạn trước những tranh chấp về thương hiệu nếu có.
Thủ tục mở siêu thị mini

II. Hướng dẫn tìm nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini
Bước 1: Qua cửa hàng tạp hóa bên cạnh đợi sales
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà hầu hết các chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini đều đang áp dụng. Bởi mỗi khu vực có nhà cung cấp khác nhau, nhưng trên cùng tuyến phố, hoặc phường, quận, huyện thì thường sẽ có chung một nhà cung cấp hàng hóa.

Để có được list danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa nhanh chóng thì chỉ cần qua cửa hàng bên cạnh đợi sales, và tiếp cận chia sẻ thông tin mô hình kinh doanh của mình cho sales và hẹn ngày qua làm việc là có thể được rồi. Và đương nhiên không quên giao lưu số điện thoại với nhau.

Công việc của sales là qua chăm sóc ( tư vấn, bán hàng, chăm sóc quầy hàng) và thường có lịch làm việc cố định đi theo tuyến đường nhất định.

Và đặc điểm sales thường tập trung làm việc qua thăm hỏi, chăm sóc vào buổi sáng, nên chúng ta tập trung vào khung giờ từ 9-12h chắc chắn tiếp cận được rất nhiều thông tin từ các sales.

Bước 2: Nhờ sales giới thiệu
Sales thường có mối quan hệ với các sales, giám sát của các nhãn hàng khác, và nhờ sales giới thiệu cho các bạn đồng nghiệp khác. Từ việc lan tỏa như vậy thì từ 1 ra 3, từ 3 ra 9... rất nhanh chóng chúng ta có được list danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini cho mình.

Bước 3: Nhanh chóng có list danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa
Cũng từ sales mà chúng ta có được thông tin của nhà phân phối hàng tạp hóa. Người kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini cần nắm được thông tin, một nhà phân phối chắc chắn họ sẽ phân phối nhiều nhãn hàng, thương hiệu. Nên khi có thông tin của nhà phân phối thì chúng ta sẽ có thể nhân rộng ra được thông tin của các bạn sales của hãng khác.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng một số cách khác nhằm hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm thông tin nhà cung cấp như sau:

- Gọi điện lên số hotline
- Treo biển cửa hàng sớm để sales có thể dễ dàng nhận biết
- Xin list danh sách nhà cung cấp từ cửa hàng đang kinh doanh
....
Nguồn hàng tạp hóa


III. Các bước setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Phần 1: Chuẩn bị
"Thất bại trong công việc chuẩn bị, đồng nghĩa với việc chuẩn bị cho thất bại" đó là câu nói rất phù hợp cho tất cả chúng ta, và trong kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini cũng không ngoại lệ. Việc đầu tiên của người chủ chính là nghiên cứu kỹ cần phải chuẩn bị những gì để khi bắt tay vào hành động được trang bị tốt nhất có thể.

1. Vốn
Vốn là yếu tố đầu tiên nằm trong nội dung bài viết về các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, là thứ cực kỳ quan trọng, mặc dù ai kinh doanh cũng đều nghĩ đến vốn đầu tiên, nhưng mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng của nó, nhất là kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini vốn phức tạp và cạnh tranh. Vì vậy là người kinh doanh cần phải xác định cơ cấu vốn phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, bởi việc sai lệch về vốn đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thanh lý cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini

Có hai cách đơn giản để có thể xác định vốn đầu tư:

Trường hợp 1: Chủ động lượng vốn có trong tay thì cần phải chủ động xây dựng mô hình phù hợp với số vốn đó, nhất là yếu tố thuê mặt bằng kinh doanh đối với những người phải đi thuê mặt bằng, tránh việc thuê mặt bằng với diện tích quá rộng dẫn đến chi phí tăng cao, giảm hiệu quả kinh doanh chung.

Ví dụ như bạn có số vốn khoảng 500tr thì chỉ nên thuê mặt bằng 50m2 (ở trung tâm thành phố), hoặc 60m2 với mặt bằng ở nông thôn.

Trường hợp 2: Trong trường hợp có mặt bằng, hoặc đã thuê được mặt bằng rồi thì cần xác định lượng vốn phù hợp với mặt bằng đó, cũng giống như trường hợp thứ nhất, nếu có mặt bằng diện tích 50m2 thì bạn cần có lượng vốn đầu tư cơ bản từ 450 triệu trở lên.

Trong trường hợp người kinh doanh không phải thuê mặt bằng để mở cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini thì lượng vốn cần có có thể giảm đi so với người phải đi thuê mặt bằng, bên cạnh đó đối với những quầy hàng ở quê chi phí sẽ thấp hơn so với ở trung tâm nên lượng vốn cần có có thể thấp hơn.

Một kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini đó chính là trong giai đoạn đầu bắt đầu kinh doanh, cần phải có thời gian thì cửa hàng mới có lợi nhuận dương, tức là trong vài tháng đầu kinh doanh cửa hàng sẽ chưa có lãi do đó người chủ kinh doanh cần phải có một khoản tài chính dự phòng cho việc chi tiêu cá nhân, hay gia đình, tránh trường hợp giai đoạn đầu kinh doanh mà rút vốn tiền hàng để chi tiêu sinh hoạt.

2. Tâm lý
Chắc chắn mỗi người khi quyết định kinh doanh một mô hình nào đó cũng có một lý do nào đó có tính thuyết phục, nhưng khi chúng ta bước chân vào thực tế mới ngấm được câu: "đời không như là mơ" nhất là đối với những bạn trẻ, chưa có nhiều sự trải nghiệm thường có những dự đoán, suy tính khá xa so với thực tế. Đã rất nhiều người sau thời gian ngắn cửa hàng đi vào hoạt động thấy chán nản, thất vọng về mô hình này, bởi những gì diễn ra thực tế khác xa so với kế hoạch được vẽ ra trên giấy, hoặc là từ những thông tin thu thập được.

Do đó phần tâm lý cũng được đưa vào nội dung các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini để có thể phần nào đó cung cấp những gì thực tế diễn ra không chỉ đối với mô hình này mà tất cả các mô hình kinh doanh khác cũng vậy.

Với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini và huấn luyện đào tạo cho học viên, tôi luôn nhắc nhở học viên của mình cần phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp với thực tế đối với mô hình kinh doanh của mình và thực trạng chung của xã hội.

Chính vì vậy mà nếu là người mới bắt đầu kinh doanh thì cần luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách, khó khăn đang chờ đón mình, nó cũng giống như việc một sinh viên mới ra trường đi làm vậy thôi, có người sẽ thích nghi tốt, có người thích nghi chưa tốt, và hiệu quả công việc của người đó cũng giống như hiệu quả trong mô hình kinh doanh này vậy.

3. Kiến thức
Rõ ràng đối với một người mới bắt đầu kinh doanh mà đòi hỏi, hay yêu cầu về kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini thì quả là điều khó có thể ai có được, nhưng rõ ràng đã kinh doanh thì người chủ cần phải có kiến thức, đặc biệt là kiến thức kinh doanh của chính mô hình đó.

Chắc chắn khi ai đó đọc nội dung bài viết các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini này thì cũng chứng tỏ bằng cách này, hay cách khác tìm cách để có thể nâng cao kiến thức kinh doanh của mình lên, việc tìm tòi, bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là việc rất đáng nên làm, nhất là từ những người đi trước, việc đó sẽ tránh được rất nhiều rủi ro không đáng có.

Qua quá trình tư vấn, đào tạo, mối quan hệ rất nhiều chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì có quá nhiều trường hợp than vãn là riêng trong thời gian đầu kinh doanh chi phí cho tiền ngu đã mất tầm 5-10% tổng vốn đầu tư rồi, việc mất những khoản chi phí không đáng có có thể xuất phát từ: Lừa đảo, đầu tư sai lầm, nhập hàng số lượng nhiều, hoặc nhập hàng không bán được sau này thành chậm hoặc hết date, đắng cay hơn chính là việc những người phải chuyển nhượng thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini sau thời gian ngắn hoạt động thường mất khoảng 25-30% vốn đầu tư, đó là điều đáng buồn và tiếc cho những người không may mắn.

4. Bản kế hoạch kinh doanh
Đây là thứ rất quan trọng trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mininhưng đa phần các chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa hay siêu thị mini lại bỏ qua hoặc không có khả năng làm được. Trong trường hợp bạn không tự lên một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết thì cũng cần phải có những thông tin cơ bản như:

  • Vốn đầu tư
  • Tổng chi phí
  • Doanh thu điểm hòa vốn
  • Tính khả thi của mô hình kinh doanh
  • Cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh

5. Vượt qua rào cản tâm lý trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Đa phần những ai bước chân vào việc kinh doanh riêng rất ít người được gia đình, bạn bè ủng hộ, do đó vượt qua rào cản phản đối từ người thân cũng là yếu tố trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà người chủ cần phải đối mặt, nhất là giai đoạn đầu thông thường doanh thu thấp, cửa hàng cần phải thay đổi, hoàn thiện nhiều hơn. Nhưng nếu bạn đủ tự tin, kiến thức đủ để gia đình thấy được sự tự tin đó và thấy cơ hội tiềm năng, chắc chắn tình hình sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, và những người này sẽ là hậu phương vững chắc cho mình.
Các bước mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Phần 2: Chi tiết các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp
Như đã nói ở trên trong các các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thì việc mặt bằng kinh doanh cần phải phù hợp với nguồn tài chính vốn đầu tư, do đó cần phải có thông tin đa chiều liên quan đến mặt bằng kinh doanh để có thể tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp, tránh lãng phí chi phí mặt bằng không đáng có.

Mô hình kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là mô hình kinh doanh địa điểm, do đó việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất quan trọng, cũng không nên lựa chọn khu vực quá vắng vẻ dân cư, sức mua sẽ thấp dẫn đến doanh thu cửa hàng sau này không như kỳ vọng, và khó khăn trong việc gia tăng lượng khách hàng đến với cửa hàng.

Đối với cá nhân có mặt bằng kinh doanh là của nhà mình đó là một lợi thế vô cùng lớn, ngoài việc giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng mà có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê mặt bằng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini.

Bước 2: Thiết kế, tìm kiếm thông tin cho cửa hàng
Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là việc thiết kế cửa hàng, ở bước này cần có bản vẽ sơ bộ của mô hình kinh doanh rồi thực hiện những hành động nhỏ:

  • Thiết kế cho cửa hàng
  • Lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp thiết bị, giá kệ
  • Lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini
  • hoặc có thể sử dụng dịch vụ tư vấn mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Bước này nên thực hiện đồng bộ, để chuẩn bị cho việc thực hiện bước thứ 3

Bước 3: Lắp, cài đặt những nhóm cơ sở vật chất
a. Biển quảng cáo
Việc làm biển quảng cáo cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là cần thiết, đó là một kênh marketing cho cửa hàng, và nên làm sớm để có thể sales thị trường biết đến cửa hàng sớm hơn, có thể tìm được nguồn hàng nhanh hơn so với bình thường.

Biển quảng cáo cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần làm sớm.

b. Giá kệ siêu thị

Là thứ bắt buộc phải đầu tư, giá kệ siêu thị là vật dụng dùng để để hàng hóa, trưng bày sản phẩm, có một số bạn có thể tự đóng được giá kệ nhằm giảm thiểu chi phí cũng là một cách hay, nhưng sẽ giảm tính linh hoạt so với nhập mua của các đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị chuyên nghiệp trên thị trường.

Lưu ý trong vấn đề mua giá kệ siêu thị đó chính là yêu cầu thông tin chi tiết của giá kệ, bởi nhiều đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị thường tìm cách này cách khác để cố gắng bán thật nhiều giá kệ cho cửa hàng, nhằm đề tăng doanh thu cho họ, đồng nghĩa với việc chi phí của cửa hàng sẽ tăng cao hơn.

Ví dụ như: Thay vì lắp 3 kệ đơn 1,2m x giá 850k = 2.550k thì sẽ có nhiều đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị tư vấn thành mua 4 kệ đơn 0,9m x 750k = 3.000k, rõ ràng chỉ với 3 kệ đơn này nhưng khi chuyển đổi không phù hợp thì người sử dụng dịch vụ, tức là các chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đã bị tăng thêm 20% chi phí đầu tư rồi, ngoài ra còn rất nhiều chiêu trò nữa từ những đơn vị kinh doanh thiếu chuyên nghiệp.

Trên thị trường không ít những đơn vị họ kinh doanh không vì lợi ích của khách hàng, rất nhiều đơn vị có suy nghĩ đơn giản là khách hàng mua một lần, giống như khách du lịch đi qua đường mua vậy, nên có những đơn vị kinh doanh giá kệ sẽ tìm mọi cách để có thể moi được càng nhiều tiền của khách hàng càng tốn. Chính vì vậy mà ở phần đầu có đoạn nói đến ngay giai đoạn đầu người kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini nếu không có kinh nghiệm, hoặc kiến thức thường mất 5-10% tổng vốn đầu tư.

Lưu ý trong vấn đề nhập mua giá kệ siêu thị.

c. Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tủ mát, tủ kem cho cửa hàng

Có thể nhờ mượn hoặc mua tủ mát, tủ kem để kinh doanh, nhưng thường các công ty hỗ trợ tủ thường có đợt nên không phải quầy hàng nào cũng có thể ký kết mượn tủ được, do đó để giải quyết tình thế trước mắt thì có thể mua hai loại tủ đó để kinh doanh.

d. Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là các thiết bị bán hàng

Phần mềm bán hàng
Máy in phiếu bán hàng
Đầu đọc mã vạch
Máy in tem mã vạch
Máy tính
e. Camera cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Đa phần các cửa hàng kinh doanh mô hình này đều trang bị camera để có thể hỗ trợ giảm thiểu thất thoát, hoặc mất trộm mất cắp hàng hóa cho cửa hàng, nhất là những nhóm sản phẩm cao cấp, đắt tiền, hoặc những sản phẩm có kích thước nhỏ gọn.

Bước 4: Tìm nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini và chủ động nhập hàng để chuẩn bị kinh doanh
Bước tiếp theo rất quan trọng trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là tìm nguồn hàng tạp hóa, vấn đề nguồn hàng tạp hóa có vẻ như được rất nhiều người mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm hay phải bận tâm. Nhưng việc nguồn hàng tạp hóa không quá khó tìm kiếm như chúng ta thường nghĩ. Chỉ sau thời gian ngắn là một cửa hàng sẽ có Full đầy đủ list danh sách nhà cung cấp hàng hóa cho cửa hàng mình.

Bước 5: Nhập hàng hóa vào phần mềm bán hàng và cách định giá bán
Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là bước khá khó khăn, việc nhập danh mục hàng hóa vào phần mềm bán hàng mất khá nhiều thời gian, cùng với đó người kinh doanh đồng thời phải học cách chia giá của các sản phẩm có chương trình khuyến mại, yếu tố này nếu đối với người đã có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini thì khá đơn giản, nhưng đối với người mới thì cần phải bình tính, tính toán lại các chương trình của sản phẩm, nhãn hàng.

Nếu bạn thực sự khó khăn trong khâu này thì nên nhờ sales hỗ trợ, vì so với bạn phải tính toán khó khăn với số lượng nhiều đơn hàng, thì thay vì đó mỗi đơn hàng bạn chủ động nhờ sales hỗ trợ giải thích kỹ hơn về đơn hàng, có như vậy sẽ đỡ mất nhiều thời gian cho bạn.

Việc định giá bán sản phẩm cũng vô cùng quan trọng, và nó luôn làm khó đối với người chưa có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini, bởi trong tình huống để giá bán thấp hay cao thì đều bất lợi đối với cửa hàng, giá bán phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Vị trí cửa hàng đó kinh doanh
  • Chi phí hoạt động của cửa hàng
  • Mô hình kinh doanh của cửa hàng
  • Dịch vụ tập trung của cửa hàng
  • Khách hàng tập trung của cửa hàng
  • Ví dụ như cùng một sản phẩm nhưng giá thành bán ra ở quê sẽ khác thành phố, hay như là cửa hàng có dịch vụ bán hàng tốt hơn thì sẽ có giá bán cao hơn cửa hàng phổ thông.

Bước 6: Lên kế hoạch khai trương cửa hàng
Bước tiếp theo trong các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chính là khai trương cửa hàng, đối với bước này thì tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, và quy mô cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, đối với những siêu thị quy mô lớn có thể thuê đơn vị tổ chức sự kiện, còn đối với cửa hàng quy mô nhỏ & vừa thì có thể chạy chương trình khuyến mại, tặng quà.

Bước 7: Phân tích cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh
Cần có cuộc khảo sát để đo được mức độ cạnh tranh hiện thời tại khu vực mình đang kinh doanh như nào? Việc xuất hiện thêm một quầy hàng mới chắc chắn khiến không ít các chủ cửa hàng cũ đang kinh doanh tại đó không hài lòng, do đó trong ngắn hạn thì đối với cửa hàng mới cũng cần có những biện pháp để đối đầu với những chiến thuật giữ khách của những cửa hàng cũ.

Kinh doanh sữa tươi, sữa bột có lãi không? kinh nghiệm mở đại lý

Kinh doanh sữa tươi, sữa bột có lãi không? kinh nghiệm mở đại lý

Nhu cầu mở đại lý sữa kinh doanh sữa tươi, sữa bột hoặc mẹ và bé đang phát triển khá mạnh tại Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm kinh doanh mô hình này. Sau đây là kiến thức kinh doanh về sữa tươi, sữa bột mà bạn cần biết.

Kinh nghiệm mở đại lý sữa, mẹ và bé

Phần 1: Kinh nghiệm kinh doanh sữa tươi

* Hiểu đúng về sữa tươi
Trước khi kinh doanh mặt hàng sữa tươi bạn phải hiểu đúng về sản phẩm này để có thể tư vấn, thuyết phục khách hàng. Sữa tươi là loại sữa của động vật (chủ yếu là bò, dê) ở dạng thô và chưa qua xử lý triệt để vi khuẩn và mầm bệnh. Trong sữa tươi rất dinh dưỡng, giàu khoáng chất từ thiên nhiên cũng như vitamin so với các loại sữa khác.

Hiện nay, sữa được thanh trùng (xử lý ở nhiệt độ thấp) giữ được hầu như các chất dinh dưỡng vốn có cũng như hương vị và sữa tươi tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn là hai loại sữa tươi phổ biến. Theo quy định, sữa tươi nguyên chất phải có tối thiểu 99% thành phần sữa tươi.

Trong khi đó, sữa hoàn nguyên là loại sữa chứa bột gầy, nước và các các loại vitamin, hoáng chất được thêm vào. Sữa tươi có hương vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu và có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế, phân biệt sữa tươi với sữa hoàn nguyên chính là kinh nghiệm kinh doanh sữa tươi đầu tiên mà bạn cần nhớ.

* Lựa chọn sản phẩm và bảo quản
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa tươi từ đóng hộp đến đóng gói của các nhà sản xuất khác nhau. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp bạn cần thăm dò, tìm hiểu thị trường một cách kỹ càng. Nắm được loại sữa nào được ưa thích, loại sữa tươi nào bán chạy nhất trong khu vực mà bạn đang định mở cửa hàng, cũng như đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai.

Thêm một lưu ý nữa là bạn nên nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc đại lý phân phối chính thức của hãng sữa. Khi nhập hàng cần có hợp đồng rõ ràng, kiểm tra kỹ sản phẩm về hạn sử dụng, vỏ hộp còn nguyên vẹn hay không, có dấu hiệu bị phồng, gỉ hay không….

Vì sữa tươi là sản phẩm dễ bị hỏng nên việc bảo quản là vô cùng quan trọng. Cửa hàng phải đảm bảo thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, không nên đặt quá nhiều thừng sữa chồng lên nhau. Với các sản phẩm sữa tươi thanh trùng đóng chai hoặc trong túi nilong có hạn sử dụng ngắn thì bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị hỏng. Còn với các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng trong hộp giấy thì không cần bảo quản tủ lạnh nhưng phải đảm bảo đặt ở những nơi thoáng mát, thông thoáng. Làm tốt khẩu bảo quản sẽ là kinh nghiệm kinh doanh sữa tươi giúp bạn tránh gặp những rủi ro như sữa bị hư hỏng, không bán được cũng như tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng.

Ngoài 2 điều lưu ý khi trên khi bạn kinh doanh sữa tươi thì nên đa dạng hóa thêm các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ sữa tươi như váng sữa, sữa chua, phô mai, kem chua… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó hãy có những chiến lược kinh doanh hợp lý như khuyến mãi, tặng kèm… để tăng doanh thu.

Phần 2: Kinh nghiệm MỞ ĐẠI LÝ SỮA - CỬA HÀNG SỮA BỈM

CẨM NANG cho người mới bắt đầu MỞ CỬA HÀNG SỮA

Hàng ngày mình nghe rất nhiều cuộc điện thoại đến từ khách hàng khắp các nơi trên đất nước (cả 3 miền Bắc - Trung - Nam) muốn TƯ VẤN & HƯỚNG DẪN MỞ ĐẠI LÝ SỮA - CỬA HÀNG SỮA BỈM

Bên mình là NHÀ PHÂN PHỐI SỮA BỘT đồng thời cũng là đại lý Bán Buôn, Bán Lẻ SỮA BỈM tại Hà Nội. Bên mình đã và đang phân phối sỉ lẻ cho các đại lý SỮA trong khu vực từ Hà Tĩnh đổ ra. Chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm về MỞ ĐẠI LÝ SỮA - CỬA HÀNG SỮA BỈM như sau:

Sau đây mình xin chia sẻ một số câu trả lời cho các câu hỏi khá phổ biến của khách hàng hi vọng có thể góp phần nào giúp mọi người có cái nhìn bao quát về kinh doanh mặt hàng sữa này
Đại lý sữa bỉm

7 VẤN ĐỀ THẮC MẮC KHÁCH HÀNG HAY GẶP PHẢI

1. Lượng vốn tối thiểu để nhập hàng: Tuỳ thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường của bạn nữa, theo mình tình hình chung hiện nay, bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa 2 - 4lon, nó rơi vào khoảng gần 100 triệu. Sau đó khi bạn xác định được dòng sữa nào bán chạy tại khu vực của bạn, lượng tiêu thụ cao thấp như thế nào, từ đó mà đầu tư cho cửa hàng số vốn bao nhiêu. Tất nhiên nếu bạn hướng tới bán buôn sữa thì lượng vốn tối thiểu phải rơi vào hàng tỉ

2.     Hình thức nhập hàng, chu kỳ nhập: Có 2 hình thức nhập hàng:
Thứ nhất: (Nhập hàng công ty) là bạn nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở, mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền (nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty) ví dụ: ở chỗ bạn sẽ có nhà phân phối abc, là nhà phân phối độc quyền của công ty vinamilk ở khu vực tỉnh bạn

Thứ hai: (Nhập hàng đại lý) là nhập hàng của các đại lý trung gian

Điểm khác nhau giữa 2 hình thức này:

+ Nhập hàng công ty: Từ đầu tháng đến cuối tháng bạn nhập hàng, thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được trả vào cuối tháng.

+ Nhập hàng đại lý: Bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao Đại lý trung gian họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa. như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng

3. Bán nhiều loại hay một loại thì tốt hơn: Bán mình sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa thôi. Ví dụ: chuyên sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua, phô mai… Gì chứ vấn đề ăn uống của con cái rất quan trọng, phụ huynh nào cũng muốn mua ở nơi uy tín, chuyên sữa, sẽ yên tâm hơn. Đó là tâm lý chung.

4. Bán sữa của hãng nào thì tốt nhất: Tốt có 3 nghĩa: tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và lượng tiêu thụ tốt

-  Lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa bán được nhiều, nhiều nhất thì mang tính tương đối, mình sẽ kể ra một số dòng bán chạy hiện nay đó là Vinamilk, Friso gold, Enfa a+, Abbott

-  Chất lượng sữa tốt thì hãng nào sữa cũng tốt, và tiền nào của nấy, sữa giá thấp như Vinamilk thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, sữa giá cao như Abbott thì hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, nhưng suy cho cùng, sữa tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của bé, có bé hợp, bé không, giống như đồ ăn, đồ ăn ngon hay không phụ thuộc vào sự thẩm định của chính người ăn, người thấy ngon, người không

- Và tốt cho việc kinh doanh của bạn là sữa bán được chiết khấu cao và nhiều người mua. Đây mới là cái tốt mà người kinh doanh nào cũng muốn hướng đến.

5. Mình có phải đầu tư thêm trang thiết bị gì không: Bạn nên đầu tư thêm thiết bị quản lý bán hàng. Vì sữa là mặt hàng tiêu dùng có giá khá cao, lại có hạn sử dụng, có loại thì 2-3 năm, có loại chỉ có 1 năm rưỡi, nhất là sữa tươi và sữa chua date rất ngắn, có khi nhiều hàng quá bạn không kiểm soát được phải sử dụng đến máy móc để báo date sắp hết. Ngoài ra hãy chuẩn bị quầy kệ và tủ lạnh, tủ đông phù hợp với cửa hàng nữa nhé.

6. Quầy kệ công ty có hỗ trợ không: Trực tiếp công ty thì có. Họ sẽ hỗ trợ bạn tủ đông tủ lạnh, quầy kệ, bảng biển, thậm chí là mái hiên. Nhưng với điều kiện bạn phải đảm bảo cho họ 1 mức doanh số nào đó. Vấn đề này hơi khó khăn với những người mới kinh doanh, vì chưa xác định đựơc doanh số mình có thể bán ra để mà đảm bảo nhập được đủ hàng cho họ. Nên trước tiên bạn nên chủ động tự thiết kế cho mình.

7. Thắc mắc nhất là về lợi nhuận: Vấn đề này hãy để máy móc lo. Bạn nên lắp đặt các thiết bị bán lẻ và phần mềm bán hàng. Máy sẽ tính cho bạn mọi vấn đề về doanh thu, lợi nhuận, hàng tồn kho…. Sữa là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên, cho nên bạn không cần phải quá ngạc nhiên khi biết lợi nhuận trên lon sữa rất ít, chỉ vài chục, có khi vài nghìn đồng mà thôi. Nhưng nó lại được mua thường xuyên trong tháng nên nếu biết cách kinh doanh, bạn vẫn có lợi nhuận cao, nhất là khi mà các gia đình bây giờ, chẳng có em bé nào là không uống sữa, dù giàu hay nghèo.

Phần 3: Kinh nghiệm mở mô hình mẹ và bé

1. Khảo sát thị trường thật kĩ
Bắt đầu kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào cũng vậy thôi, bước khảo sát luôn cần thiết, là nền tảng định hướng mọi hoạt động sau này của bạn. Đối với mặt hàng mẹ và bé, có rất nhiều chủng loại, nhãn hiệu khác nhau, mà yêu cầu của các ông bố bà mẹ cũng muôn hình vạn trạng, nếu bạn cứ làm theo ý kiến chủ quan của mình thì chưa chắc sẽ đến được thành công mong muốn.

Khảo sát thị trường là việc bạn tìm hiểu xem hiện nay thị trường đồ mẹ và bé đang sôi động như thế nào, có bao nhiêu cửa hàng trong một khu vực, họ hoạt động ra sao, đã thành công thế nào hay lý do gì mà thất bại.

Tìm hiểu thị trường cũng có nghĩa bạn phải nhận biết được nhu cầu của khách hàng, mặc dù sản phẩm của bạn phục vụ chủ yếu cho các bé nhưng người quyết định mua hay không lại là bố mẹ của bé. Thế nên bạn đồng thời phải xem xét cả hai khía cạnh, một là sản phẩm có hay không phù hợp với bé vốn rất nhạy cảm, hai là có đáp ứng được sở thích của bố mẹ bé hay không. Hàng thì có nhiều loại, Việt Nam xuất khẩu, Cambodia, Trung Quốc hay Thái Lan,…

Bên cạnh đó là phân loại khách hàng dựa trên khả năng chi tiêu của họ, tùy từng đối tượng mà họ lại dùng các dòng sản phẩm khác nhau. Từ đó bạn mới có thể xác định được mình sẽ bán loại hàng nào và bán như thế nào.

Khảo sát thị trường là việc rất quan trọng, cũng vì thế mà chúng tôi để nó lên hàng đầu khi muốn chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé cho các bạn. Đừng qua loa, hãy bỏ thật nhiều công sức cho khâu này để mọi thứ được hoàn hảo ngay từ lúc đầu.
Mô hình kinh doanh mẹ và bé

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé khi chọn địa điểm
Cũng giống như các loại hình bán lẻ khác, yêu cầu đối với địa điểm đặt cửa hàng mẹ và bé vẫn là tại nơi đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Đặc biệt, bạn nên chọn nơi cách xa siêu thị một chút, gần với các hộ gia đình, như thế mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh về giá và khoảng cách.

Tiếp đến là việc bày trí trong cửa hàng. Bạn nên gây ấn tượng với khách ngay ở bên ngoài dựa vào biển hiệu. Biển hiệu nên được trang trí bằng các màu sắc bắt mắt, phông chữ dễ nhìn cùng khẩu hiệu đơn giản, xúc tích. Còn không gian bên trong, đừng bài trí rối mắt, sử dụng gam màu trắng dịu là tốt nhất, nếu có thể hãy tạo cảm giác như đang bước vào một nơi chỉ dành riêng cho các bé.

3. Tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất
Các ông bố bà mẹ thường có tâm lý muốn mua tất cả mọi thứ cho bé ở một nơi, như vậy cửa hàng của bạn nên đảm bảo có đầy đủ các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó. Các mặt hàng từ nhỏ nhặt như bông chấm rôm đến cồng kềnh như xe nôi, xe đẩy,…đều nên có, và có của một số thương hiệu khác nhau để các bố các mẹ được lựa chọn thoải mái.

Mặt hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phong phú. Với cửa hàng mới mở, số vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, trước mắt bạn nên nhập các mặt hàng thiết yếu nhất cần cho mẹ và bé. VD: chiếu hơi, chăn quấn em bé, miếng gặm lúc mọc răng, bình ủ sữa, bỉm, đầu vú cao su, dầu tắm gội…

Xác định được hàng hóa điều cần làm tiếp theo là lựa chọn nhà cung ứng. Lúc này bạn phải dựa vào bản khảo sát thị trường đã làm lúc đầu, tại đây bạn sẽ tìm được nơi nào bán sỉ với giá rẻ nhất để nhập về. Việc chọn nhà cung ứng rất quan trọng, nó quyết định đến hơn 50% khả năng thành công của bạn, chọn đúng người cung cấp với giá rẻ, làm việc lâu dài, ổn định không hề dễ. Hãy tham khảo từ thật nhiều nguồn trước khi có quyết định cuối cùng.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng rằng những điều này sẽ giúp ích các bạn trong quá trình kinh doanh của mình.
Setupsieuthi.vn (tổng hợp)
Kinh nghiệm Những lưu ý khi setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Kinh nghiệm Những lưu ý khi setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Khi setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa người mới thường mắc khá nhiều lỗi, dẫn đến việc chưa tối ưu nguồn vốn đầu tư cũng như khai thác hiệu quả kinh doanh chưa tốt. Vậy làm thế nào để biết và tránh mắc phải những sai lầm đó.

Kinh nghiệm những lỗi khi setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

1. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh sai

Mặt bằng kinh doanh siêu thị, cửa hàng tạp hóa quyết định phần lớn tới hiệu quả kinh doanh sau này. Nên việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp và đặc biệt có sức mua tốt là việc bắt buộc người đầu tư kinh doanh phải hướng tới. 

Các tiêu chí lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

* Diện tích mặt bằng phù hợp với mô hình, vốn đầu tư
* Giá thuê mặt bằng phù hợp với điều kiện vốn
* Thuê hoặc kinh doanh tại nơi có mật độ dân cư tốt
* Giao thông, vỉa hè, an ninh hỗ trợ tốt cho quá trình kinh doanh.

Hạn chế thuê các địa điểm kinh doanh sau:

* Phố mới mở vì giá thuê mặt bằng sau này sẽ tăng chóng mặt.
* Gần nhiều ao hồ, kênh, mương dẫn đến ảnh hưởng sức mua hàng hóa.
* Đường một chiều: Đường một chiều thường là nơi mà lượng dân cư đi lại chủ yếu là đi đường dài, nên nhu cầu mua sắm cho các sản phẩm kinh doanh tại siêu thị mini sẽ hạn chế. 
Kinh nghiệm setup siêu thị

2. Vốn đầu tư kinh doanh siêu thị

Để setup siêu thị mini thì việc xác định có nguồn vốn vừa đủ hoặc dư thừa là điều cần thiết, mô hình kinh doanh tạp hóa, siêu thị này là mô hình mà vốn đầu tư được đổ dồn hết vào cơ sở vật chất và hàng hóa. 

Việc hàng hóa hạn chế sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới việc phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, nên hạn chế việc thiếu vốn dẫn đến tình trạng hàng hóa hạn chế, ít kéo theo việc doanh thu bán hàng thấp và đương nhiên là lợi nhuận cũng thấp theo.

3. Đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất

Việc đầu tư vào các hạng mục cơ sở vật chất là cần thiết nhưng cần phải nghiên cứu thật kỹ, và chỉ nên đầu tư vào các hạng mục thực sự cần thiết, không đầu tư dưa thừa, đặc biệt với người phải đi thuê mặt bằng. 

Rất nhiều cửa hàng vì thích sang trọng, thích đẹp trong mắt bạn bè mà đầu tư quá nhiều vào các hạng mục cơ sở vật chất mà ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư cho hàng hóa, vấn đề này rất dễ xảy ra bởi trong các bước setup siêu thị mini thì việc thi công và mua sắm các hạng mục cơ sở vật chất được thực hiện trước. 

Đặc biệt cần phải lưu ý tới vấn đề trong quá trình giai đoạn đầu kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận thấp dẫn tới việc cửa hàng kinh doanh sẽ bị lỗ trong thời gian đầu, việc này bất kỳ siêu thị mini nào cũng phải đối mặt, chỉ có điều thời gian lỗ dài hay ngắn là do cách kinh doanh của mỗi người. 

Nhưng điểm lại, người kinh doanh cần phải chủ động một khoản chi phí để bù đắp cho việc lỗ trong quá trình kinh doanh giai đoạn đầu này để lên phương án, kế hoạch chủ động. 

4. Chuẩn bị thật kỹ kiến thức kinh doanh siêu thị

Khó để có thể xác định thế nào là đủ trong quá trình chuẩn bị cho công việc kinh doanh siêu thị của mình, nhưng chúng ta phải thừa nhận việc đầu tư kinh doanh siêu thị việc bắt buộc phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ vào nó để setup và bắt đầu kinh doanh.

Không phải ai cũng có đủ nguồn vốn lớn, dư thừa để sẵn sàng cho việc thất bại rồi lại đứng lên, hay vừa làm vừa sửa sai. Bởi mô hình kinh doanh này cực kỳ phức tạp và nó khác xa rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng lúc đầu. 

Và đương nhiên việc bạn đang đọc bài viết này cũng chính là một trong các cách chuẩn bị tốt cho việc chuẩn bị của mình để setup siêu thị mini cũng như đưa nó vào hoạt động kinh doanh. 

Ngày nay xu hướng kinh doanh phát triển nhanh và mạnh nhưng cùng với đó là xu hướng cạnh tranh cũng tăng theo, dẫn đến việc kinh doanh sẽ ngày càng khó khăn, lợi nhuận ngày càng thấp, đòi hỏi người kinh doanh nhiều hơn những kinh nghiệm, những kiến thức để đáp ứng được nhu cầu trong kinh doanh cũng như để thành công trong thời gian tới. 

5. Nhập hàng hóa giai đoạn đầu quá nhiều

Phần nhiều hàng hóa cận, hết date sau này cũng xuất phát bởi do trong quá trình setup siêu thị mini, lên đơn đặt hàng, chúng ta lên đơn đặt hàng với số lượng lớn, nên dẫn đến việc chỉ sau thời gian đầu kinh doanh là số lượng hàng hóa bị cận, hết date rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh sau này. 

Với những người chưa có kinh nghiệm thì cách tốt nhất chính là nhập số lượng hàng hóa vừa đủ bày mặt, chỉ một số các sản phẩm bán tốt hoặc có trong kế hoạch chương trình khuyến mại ngày khai trương thì mới cần phải nhập số lượng nhiều.

Và đặc biệt lưu ý với các sản phẩm có date ngắn như: Sữa chua thường một tháng, sữa tươi, mì tôm, đồ uống có ga thường date chỉ 6 tháng, và một số sản phẩm có date 8 tháng tới một năm. 

6. Chi phí hoạt động siêu thị mini lớn
Một trong vấn đề cần lưu ý chính là cơ cấu hệ thống vận hành siêu thị mini một cách khoa học, thông minh và đặc biệt cần phải cân đối với nhu cầu công việc. 

Một cửa hàng, siêu thị mini, hay thậm trí là các chuỗi siêu thị mini. Nếu là mô hình kinh doanh mới thì không thể tránh khỏi việc giai đoạn đầu doanh thu thấp, đồng nghĩa với việc nhu cầu công việc chưa cao. Nên cân đối số lượng nhân sự vừa đủ với mục đích sứ dụng, và hoàn toàn có thể bổ sung, tăng cường nhân sự theo tiến đô công việc.

Đa phần các mô hình siêu thị, chuỗi siêu thị mini mắc phải lỗi tuyển dụng ào ạt nhân viên và quản lý vào với một số lượng lớn, dẫn đến chi phí nhân sự cao, quy mô càng lớn thì sự lãng phí càng cao chưa nói đến các vấn đề liên quan khác như công việc chồng chéo, nhân viên rảnh hay buôn nói chuyện tào lao... 



Quy trình các bước setup mở siêu thị mini CỰC KỲ chi tiết

Quy trình các bước setup mở siêu thị mini CỰC KỲ chi tiết

Việc lập kế hoạch thực hiện quy trình các bước setup mở siêu thị mini là điều vô cùng khó khăn đối với người mới, chưa có kinh nghiệm. Bởi trong phạm vi xây dựng kế hoạch kinh doanh thì quá trình setup siêu thị mini chính là khâu chuẩn bị cho cả quá trình lâu dài kinh doanh thành công.